Thực trạng hoạt động chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong chăn nuôi bò
cho nông hộ ở Quảng Bình và Thừa Thiên Huế
Hoàng Mạnh Quân và Trương Quang Hoàng
1. Đặt vấn đề
Trong thời gian qua, nhiều cơ quan đã tích cực chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ
(KTTB) trong chăn nuôi bò trên địa bàn hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế. Tuy
nhiên, nhiều KTTB đã được chuyển giao nhưng phát triển không bền vững: một số KTTB
không được người dân chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận lúc đầu khi có dự án hỗ trợ; một số
KTTB được chấp nhận nhưng không được nhân rộng; ... Xuất phát từ thực tế đó, đề tài
này được tiến hành nhằm mục đích đánh giá thực trạng của hoạt động chuyển giao và đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc chuyển giao KTTB trong chăn nuôi
bò thời gian tới.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chính là các vấn đề liên quan đến chuyển giao KTTB trong
chăn nuôi bò, bao gồm: (i) Tình hình chuyển giao các KTTB thời gian qua; (ii) Tình hình
chấp nhận và ứng dụng các KTTB đã được chuyển giao; và (iii) Những khó khăn, hạn chế
trong chuyển giao các KTTB; Các giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao thời gian tới.
Nghiên cứu được tiến hành tại 18 xã đại diện cho 4 vùng sinh thái của Quảng Bình và
Thừa Thiên Huế là: vùng núi (VMN), vùng trung du (VTD), đồng bằng (VĐB) và cát
ven biển (VCVB). Tổng số 240 hộ đã được chọn theo phương pháp có định hướng (hộ có
nuôi bò thịt, gồm cả 3 loại: khá, trung bình, nghèo) và ngẫu nghiên không lặp để tiến
hành điều tra bằng bản câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu. Ngoài ra,
phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) với các công cụ chủ yếu như:
phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các đối tượng khác nhau
(nông dân nòng cốt, lãnh đạo và các cán bộ kỹ thuật ở địa phương,...) cũng đã được tiến
hành để thu thập thông tin, số liệu nghiên cứu.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Các kỹ thuật tiến bộ đã được chuyển giao và cơ quan chuyển giao
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhóm kỹ thuật c