Chuyên đề: Thơ Tố Hữu
Tố Hữu - cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Ở Tố Hữu có sự thống nhất chặt chẽ giữa nhà cách mạng, nhà chính trị và nhà
thơ. Quá trình sáng tác của Tố Hữu gắn bó làm một với quá trình hoạt động cách mạng
của ông và các nhiệm vụ của Đảng qua các giai đoạn lịch sử.
1. Từ ấy (1937-1946):
a. Có ba phần:
* Máu lửa là những vần thơ ngợi ca lý tưởng, khẳng định niềm tin và tương lai của cách
mạng (Từ ấy, Tiếng hát sông Hương).
- Nó tố cáo những cảnh bất công trong xã hội (Hai đứa bé, Vú em…), kêu gọi đứng dậy
đấu tranh (Đi đi em, Hồn chiến sĩ....)
* Xiềng xích là những sáng tác ở trong tù.
- Nó là tiếng nói của người chiến sĩ nguyện trung thành với lí tưởng, bất chấp “cái chết đã
kề bên” (Con cá chột nưa).
- Sự gắn bó thủy chung với đất nước, đồng bào, đồng chí (Nhớ đồng, Nhớ người…).
* Giải phóng… - Nói lên niềm vui của người tù cách mạng được trở về hoạt động.
- Nó ca ngợi thành công của Cách mạng tháng Tám 1945.
b. Đánh giá:
* Từ ấy được viết do sự thôi thúc của hồn thơ sôi nổi Tố Hữu.
* Nó tiếp nối truyền thống thơ ca phục vụ chiến đấu, cổ động cách mạng.
* Nó không tách rời Thơ mới. Đó là cái tôi từ chối hạnh phúc cá nhân để lao vào bão táp
cách mạng, cái tôi chân thật, có phần non nớt với những tâm tư sầu muộn trên con đường
lột xác đến với cách mạng.
2. Việt Bắc (1947-1954):
* Cái tôi của nhà thơ được ẩn mình sau những nhân vật là quần chúng nhân dân.
* Hình tượng Tổ quốc, Đất nước, Chiến khu được miêu tả thật là quần chúng nhân dân.
* Hướng về nhân dân, tập thơ mang đậm màu sắc dân tộc (vận dụng ca dao, tục ngữ, cách
nói của nhân dân). Phần cuối mang cảm hứng sử thi-trữ tình đầy âm vang thời đại (Ta đi
tới, Việt Bắc…).
3. Gió lộng (1955-1961):
* Niềm vui trước quan hệ của chủ nghĩa tập thể xã hội chủ nghĩa hứa hẹn một đời sống
ấm no hạnh phúc và “người yêu người sống để yêu nhau”.
* Cảm hứng lãng mạn với cái tôi đại diện cho dân tộc, cho Đảng và cho thời đại được
xuất hiện.
* Có “những vần thơ tươi xanh” viết về miền Bắ